Các chỉ số của trẻ 4 tháng tuổi và hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách
Biết cách chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi mẹ sẽ đỡ vất vả hơn; đồng thời bé cũng phát triển khỏe mạnh hơn. Nhưng làm thế nào để chăm sóc trẻ đúng cách giúp bé phát triển một cách tốt nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi qua bài viết sau đây ngay nhé.
Tìm hiểu về sự phát triển của trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi
Vào thời điểm 4 tháng tuổi; giác quan của bé không chỉ nhanh nhạy hơn; mà bé còn ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển ngôn ngữ.
Bắt đầu biết tư duy
Trong quá trình chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi; mẹ có thể cảm nhận được sự phát triển của trí não trẻ. Theo các báo cáo cho thấy; thời điểm này não bé đã có khoảng 100 tỉ tế bào. Các tế bào này đã được kết nối với nhau như các bộ phận não trưởng thành.
Bé bắt đầu mọc răng – Chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi
Mọc răng sớm hay muộn thường sẽ do di truyền nên răng của bé cũng có thể xuất hiện sớm; cũng có thể mọc muộn. Một số trường hợp do lúc mang thai mẹ uống nhiều canxi nên bé cũng có thể mọc răng sớm.
Nhiều bé có thể sẽ bị sưng nướu hoặc nướu có dấu hiệu hằn lên của vết răng mọc cả mấy tuần trước khi răng nhú ra. Trong khi đó lại có một số trường hợp bé mọc răng ngay mà không có bất cứ dấu hiệu gì. Mức độ khó chịu trong quá trình mọc răng của mỗi bé cũng sẽ khác nhau.
Bé biết lật
Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi; bạn có thể nhận thấy rằng khi bé nằm sấp sẽ dùng hai tay để chống xuống đất; nhấc đầu và vai lên. Tư thế này có thể giúp bé khỏe hơn; đồng thời giúp bé quan sát xung quanh một cách tốt hơn.
Lần đầu bé lật chính là từ tư thế nằm sấp lật ra nằm ngửa. Với bé thì tư thế này tương đối dễ dàng.
Hướng dẫn cách chăm bé 4 tháng tuổi
Từ những đặc điểm ở trên; chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy; khi 4 tháng tuổi bé đã dần nhận biết được về thế giới chung quanh. Dưới đây là cách chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi mà các mẹ nên biết:
Chăm sóc giấc ngủ của bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi giúp giấc ngủ của trẻ ổn định sẽ góp phần cho sự phát triển toàn diện của bé. Đồng thời như vậy mẹ cũng có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Thông thường trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi có thể ngủ liền một giấc 6 tiếng vào ban đêm. Chính vì vậy mẹ cũng không quá cần thiết phải đánh thức trẻ dậy cho ăn như trước.
Dạy bé giao tiếp
Thông thường, trẻ 4 tháng tuổi đã có những nhận biết ban đầu về thế giới xung quanh. Bé sẽ luôn cảm thấy tò mò và muốn khám phá mọi thứ; kể cả cái bóng của bé trong gương.
Sự phát triển về mặt giao tiếp
Bé đã bắt đầu bắt chước âm thanh nghe được, phát âm theo cảm xúc.
Biết dùng tiếng cười khác nhau để biểu hiện sự hiếu kỳ, thích thú với các sự vật hoặc khi gặp gương mặt quen thuộc.
Tiếng khóc tương đối khỏe, dày, khóc bằng nhiều kiểu khi mệt, đói, đau,…
Khi bú, bé đặt 2 tay lên bầu vú hoặc bình sữa như 1 cách giao tiếp.
Bắt đầu biết điều chỉnh phản ứng với người khác, tự cười nói.
Biết dùng biểu đạt không vui bằng giọng điệu.
Sự phát triển về mặt nhận thức.
Trẻ 4 tháng tuổi đã biết:
– Thể hiện cảm xúc vui hoặc buồn với cha mẹ.
– Cho đồ vật vào miệng để khám phá.
– Biết kết hợp tốt giữa mắt ra tay, có thể nhìn và với đồ vật bằng 1 tay.
– Phản ứng lại với âm thanh, hình ảnh.
– Thay đổi tầm nhìn mắt theo chuyển động.
– Nhận ra người thân và đồ vật quen thuộc ở khoảng cách nhất định.
Phát triển về mặt vận động
Bé thực hiện được nhiều vận động thô như:
– Khi nằm sấp, cánh tay bé đưa về phía trước, ngóc đầu lên nhìn người hoặc đồ vật một cách chắc chắn, không cần sự trợ giúp. Ở tư thế này, bé có khuynh hướng tự lật người, lăn về vị trí nằm ngửa.
– Khi nằm ngửa, hai tay tự động khép lại đặt trước ngực, 2 tay nắm lấy nhau. Đôi lúc còn biết đưa chân.
– Biết tự cân bằng phần đầu, chân và thân ngang nhau khi đỡ lấy ngực, bụng và giữ bé ở trạng thái lơ lửng.
– Có thể dồn lực xuống chân khi đặt đứng trên mặt phẳng cứng.
Trẻ cũng thực hiện được nhiều vận động tinh như:
– Đưa tay cho những đồ vật thích vào miệng.
– Chủ động nắm lấy đồ chơi gây thích thú.
– Thay đổi tầm nhìn theo đồ vật.
– Khi đắp chăn mỏng, hai tay bé có thể tự kéo chăn.
– Bé có thể ngồi thẳng có chống đỡ 10 – 15 phút, đầu đã ổn định, lưng chắc chắn.
Sự phát triển về mặt giác quan
Trẻ 3 tháng đầu đời gặp khó khăn về phân biệt màu sắc tương phản, nhưng sang tới tháng thứ 4, trẻ đã nhận ra sự tương phản màu sắc tinh tế. Mắt bé có thể di chuyển theo đồ vật hoặc người khác.
Bé đã có thể ăn dặm chưa?
Trẻ dưới 6 tháng tuổi bác sĩ thường khuyên không nên cho trẻ ăn dặm. Nhưng một số trẻ phát triển nhanh, cân nặng cao thì sữa mẹ hoặc sữa công thức không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng, cha mẹ có thể cho trẻ tập ăn dặm sớm nếu bé sẵn sàng.
Nên tập cho bé bằng ngũ cốc tăng cường sắt, trộn với sữa công thức hoặc sữa mẹ trước. Biểu hiện trẻ chưa sẵn sàng để ăn dặm là có phản xạ dùng lực ở lưỡi đẩy thìa ra khỏi miệng. Nên chờ thêm ít nhất 1 – 2 tuần nữa mới cho trẻ tập ăn dặm.
Thời gian ngủ
Trẻ 4 tháng tuổi đã có thể ngủ liên tục những giấc ngủ dài 7 – 8 tiếng ban đêm, thêm 2 giấc ngủ ngắn ban ngày. Như vậy tổng thời gian ngủ trong ngày khoảng 14 – 16 tiếng. Cha mẹ cũng không phải thức đêm trông mà có những giấc ngủ ngon cùng trẻ rồi.
Tổng kết
Trẻ 4 tháng tuổi là thời điểm phát triển quan trọng, trẻ muốn khám phá mọi thứ xung quanh để học hỏi kỹ năng mới. Cha mẹ nên tạo môi trường tốt nhất, đồng thời chăm sóc đầy đủ, đáp ứng dinh dưỡng để bé phát triển toàn diện.