Mang thai tuần 25: Sự phát triển của thai nhi và mẹ bầu cần ăn gì
Khi thai nhi 25 tuần tuổi, em bé của bạn thực sự đang cố gắng “cơi nới” cái bọc tù túng của mình, và dạ con của bạn mỗi ngày lại cần phải giãn ra một chút để chứa vừa bé. Rõ ràng điều này có nghĩa là bạn sẽ cảm thấy khó chịu ở các cơ và dây chằng khi mang thai tuần 25. Lưng, xương chậu, tất cả các phía của bụng, và thậm chí là cả chân cũng đều đau nhức ê ẩm vì những tác động của hoóc môn thai kỳ lên các mô liên kết trong cơ thể.
Trung bình, một thai phụ sẽ tăng thêm từ 10 đến 12 kilogram sau 40 tuần mang thai. Tất cả những gì khiến bạn lên cân gồm em bé, nhau thai, nước ối, lượng máu tăng thêm, lượng dịch tuần hoàn bổ sung, hai bầu ngực, và cả một chút mỡ nữa.
Sự phát triển của thai nhi vào tháng thứ 7
Mang thai tháng thứ 7 là giai đoạn đầu tiên của tam cá nguyệt thứ ba. Ở giai đoạn này, thai nhi sẽ có sự phát triển rõ rệt và bắt đầu hình thành diện mạo rõ ràng. Từ tháng thứ 7 trở đi, thai nhi sẽ phát triển nhanh chóng nên kích thước vòng bụng cũng sẽ tăng lên đáng kể.
Mang thai tháng thứ 7 sẽ tương ứng với tuần thứ 25 cho đến 28 của thai kỳ. Vì thai nhi phát triển khá nhanh trong giai đoạn này nên mẹ bầu sẽ phải đối mặt với nhiều thay đổi và các vấn đề sức khỏe. Chính vì vậy, mẹ bầu nên tìm hiểu về sự phát triển của bé, những thay đổi của mẹ và các vấn đề cần lưu ý khi mang thai tháng thứ 7 để có một thai kỳ khỏe mạnh nhất.
Như đã đề cập, thai nhi sẽ phát triển nhanh chóng ở tháng thứ 7. Dưới đây là thông tin về sự phát triển của thai nhi ở từng tuần trong tháng thứ 7 thai kỳ:
Tuần thứ 25
Trong tuần thứ 25 của chu kỳ, thai nhi sẽ phát triển về chiều ngang nên làn da sẽ trở nên mịn màng, không còn nhăn nheo như trước. Ở giai đoạn này, tóc của trẻ cũng bắt đầu mọc. Thông qua hình ảnh siêu âm, mẹ cũng có thể biết được màu tóc và độ dày mái tóc của thai nhi.
Thai nhi ở tuần thứ 25 sẽ bắt đầu mất dần các lông tơ trên cơ thể, đồng thời đã bắt đầu hình thành dấu vân tay, các nếp gấp trong lòng bàn tay và bàn chân. Lúc này, da của thai nhi sẽ trở nên hồng hào nhờ các mao mạch trên da.
Sự phát triển của thai nhi 25 tuần tuổi
- Ở tuần thai thứ 25, em bé của bạn đang có sự phát triển mạnh mẽ ở mạng lưới các dây thần kinh trong tai. Do đó, bé có thể nghe thấy giọng nói của ba mẹ và cũng có thể phản ứng lại với giọng nói của ba mẹ bằng các cử động hoặc nấc.
- Mắt của bé sẽ có thay đổi lớn trong tuần này; võng mạc cũng đã hoàn thiện hơn. Những phản ứng với ánh sáng trong mắt em bé ở tuần thứ 25 rất quan trọng cho việc giúp bé nhìn thấy rõ ràng hơn khi chào đời.Mí mắt của bé cũng có thể mở ra trong tuần này.
- Thai nhi đã có dấu vân tay từ tuần này; dấu nếp gấp trong lòng bàn tay cũng dần được lộ rõ. Móng tay đã xuất hiện; tay bé trở nên khéo léo hơn và các ngón tay cũng đã có thể co lại thành nắm đấm. Bé cũng đã học được cách làm cho mình thư giãn hơn. Trong các video thai nhi 25 tuần tuổi, mẹ có thể thấy rõ bé ngậm ngón tay cái khi bé muốn. Em bé vẫn hít thở nước ối vào ra phổi của mình. Đây là một cách luyện tập để hít thở không khí ngay khi ra khỏi cơ thể mẹ của bé. Không khí được cung cấp cho em bé bây giờ đều thông qua nhau thai.
Thai nhi 25 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?
Mẹ thắc mắc thai nhi 25 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Giai đoạn thai nhi 25 tuần tuổi, bé có chiều dài khoảng 33.6 – 35 cm từ đầu đến gót chân; và nặng tầm 780 gram.Thai nhi 25 tuần nặng 800g là điều hết sức bình thường. Mẹ hoàn toàn an tâm vì bé của mình vẫn đang phát triển tốt và khỏe mạnh trong bụng mẹ. Một số em bé phát triển sớm thì ở tuần thứ 25; em bé bắt đầu tích mỡ khiến da trở nên mượt mà hơn; màu và chất tóc cũng bắt đầu hiện rõ hơn.
Các chỉ số của thai nhi 25 tuần tuổi cho thấy em bé của bạn đang chuẩn bị cho cuộc sống ngoài bụng mẹ. Để giúp bé yêu có sự phát triển tốt nhất và tạo tiền đề để bé thích nghi với cuộc sống ngoài bụng mẹ khi chào đời; mẹ hãy chú ý dinh dưỡng để các chỉ số của thai nhi 25 tuần tuổi luôn ở mức bình thường. Mẹ cần bổ sung canxi, vitamin D để giúp hệ thần kinh, cơ bắp và tim… được khỏe mạnh. Protein và DHA cũng rất cần thiết cho bé; mẹ cần bổ sung thêm khi mang thai tuần thứ 25 bạn nhé.
Thai nhi 25 tuần tuổi đạp như thế nào?
Mang thai tuần thứ 25 mẹ bầu sẽ cảm thấy thai nhi trong bụng chuyển động nhiều hơn hẳn so với các tuần trước đó. Tuy nhiên, ở tuần này, bé có những chuyển động chỉ ở một số thời điểm bất kì. Đôi khi bé cũng im ắng như đang trầm tư chuyện gì đó. Tần suất bé đạp trong bụng mẹ cũng khác nhau ở mỗi thai phụ.
Nhiều mẹ bầu mang thai tuần thứ 25 thường dựa vào thói quen chuyển động của con; hay dựa vào thời điểm thai đạp trước đó để xem xét. Có không ít mẹ hiểu nhầm rằng bé càng đạp nhiều càng khỏe mạnh; hoặc bé phải chuyển động nhiều lần trong ngày mới yên tâm. Vậy thai nhi 25 tuần tuổi chuyển động như thế nào là bình thường?
Tổng kết
Trên đây là những thông tin hữu ích về giai đoạn mang thai tuần thứ 25 mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các mẹ bầu. Chúc mẹ bầu và em bé trong bụng luôn khỏe mạnh trong những tuần thai kế tiếp.